Lợn rừng Thái Lan: Cơ hội làm giàu?
Lợn rừng Thái Lan ngày càng trở lên phổ biến ở nước ta do chất lượng thịt đặc biệt và hợp khẩu vị của người Việt. Giá thịt lợn rừng Thái Lan luôn ở mức cao và ổn định hơn rất nhiều so với các giống lợn trong nước. Do vậy, đây là giống vật nuôi rất tiềm năng giúp bà con phát triển kinh tế.
Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bà con đặc điểm của giống lợn rừng Thái Lan. Và Những nông dân làm giàu thành công từ mô hình nuôi lợn rừng Thái.
- Khoá học nuôi heo làm giàu miễn phí
Đặc điểm lợn rừng Thái Lan
Đặc điểm bên ngoài
Thân hình của lợn rừng Thái Lan thon, mỏng, chân cao, mặt hình tam giác nhọn. Mõm lợn rừng Thái Lan dài nổi bật và khỏe có thể sục sạo xuống nền đất. Mũi lợn rừng Thái rất nhạy bén và linh hoạt thích hợp đào bới, đây là bộ phận chính để tìm thức ăn. Mắt lợn rừng Thái thường lồi ra, ánh mắt trông rất dữ tợn. Tai lợn nhỏ, dựng đứng trên đầu và đặc biệt tai rất thính. Ở hai bên mặt vùng má lợn có vệt trắng dài chạy vắt qua sống mũi.
Toàn thân lợn rừng phủ kín lông màu đen hoặc nâu đen dài và cứng. Lông lợn rừng Thái Lan thường mọc thành từng búi, mỗi búi có 3 gốc lông, các gốc lông này mọc riêng biệt trong một lỗ. Lông bờm của lợn màu đen đậm hơn màu lông toàn thân chạy dọc từ đầu gáy kéo dài cho tới tận mông.
Đuôi lợn rừng Thái Lan thuần chủng nhỏ và ngắn, đuôi chỉ dài đến kheo chân. Chân lợn rừng nhỏ, thon và đặc biệt nhanh nhạy, lợn rừng Thái chạy rất nhanh đặc biệt khi chạy trốn hay đuổi bắt kẻ thù. Chân trước của lợn cảm giác sẽ dài và cao hơn chân sau, trọng lượng của lợn dồn nhiều về chân trước, phần vai nở lớn và cao hơn phần mông.
Khi trưởng thành, con cái sẽ nặng khoảng 90 kg, con đực nặng từ 100 – 120 kg.
Sinh sản
Tỷ lệ sinh sản của lợn rừng Thái Lan thuần chúng khá cao vào khoảng 2,5 lứa/năm mỗi lứa đẻ từ 5 – 10 con. Khi nuôi đến tháng thứ 7 – 8 trọng lượng cơ thể lợn vào khoảng 60 kg lúc này bà con có thể phổi giống cho lợn cái. Thời gian mang thai của lợn rừng Thái Lan cái khoảng 114 ngày cũng giống như với lợn nhà. Tổng thời gian đẻ của lợn khoảng 2 – 4 giờ, lợn đẻ tự nhiên và rất khéo không cần tới con người giúp đỡ.
Lợn rừng cái có 2 dãy vú, mỗi dãy có 5 núm, da của lợn đực và cái đều rất dày nhất là da lưng. Lợn con mới đẻ ra trên thân đều có sọc vàng nâu kéo dài từ đầu cho tới mông và thường là 6 dọc. Khi lợn lớn lên trên 2 tháng tuổi những sọc lông này sẽ biến mất dần thay vào đó là lông màu nâu đen và xuất hiện lông bờm.
Tập tính
Theo bản năng, lợn rừng kiếm ăn vào ban đêm, sống trong rừng, bụi rậm, dưới các tán cây, chúng thích ngâm mình dưới nước để tránh nóng. Bà con dựa vào tập tính tự nhiên này để điều chỉnh kỹ thuật khi nuôi lợn rừng. Nên nuôi lợn thành từng bầy, khu vực nuôi nhốt lợn rừng phải đảm bảo râm mát, có bụi cây cỏ, có tán cây và có vũng nước mát.
Những nông dân nuôi lợn rừng Thái Lan làm giàu
Ở nước ta đã có rất nhiều những nông dân nuôi lợn rừng làm giàu thành công. Sau đây là những tấm gương điển hình nhất:
Anh Huỳnh Thanh Linh – Quảng Ngãi
Câu chuyện bắt đầu sau những thất bại. Đó chính là tấm gương của anh Linh khi anh bắt đầu học hỏi để xây dựng mô hình nuôi lợn rừng sau một thời gian thất bại trong mọi việc. Ban đầu, anh chỉ đủ vốn mua 9 con lợn rừng giống giá 3 triệu/con. Sau 8 tháng, lứa heo hơi đầu tiên đã giúp anh thu hồi vồn. Và theo thời gian cùng những giọt mồ hôi, bây giờ trang trại của anh có hơn 200 con heo rừng sạch.
Trang trai của anh Linh xuất heo 2 tháng/lần với khoảng 200kg heo hơi thì anh thu về 150 triệu tiền lãi. Anh đã thoát nghèo ngoạn mục bằng mô hình nuôi lợn rừng.
Anh Nguyễn Quốc Thịnh – Khánh Hòa
Đến xã Diên Xuân, huyện Diên Khánh hỏi anh Thịnh “heo rừng” thì hầu như ai cũng biết. Anh Thịnh khởi nghiệp vào năm 2006 với số vốn vỏn vẹn 1 triệu đồng. Một phần anh để dành làm chuồng và quây lưới. Phần còn lại anh đi hỏi mua được 1 cặp heo rừng của đồng bào Raglai.
Từ 1 cặp heo giống, đến nay trang trại của anh đã xuất bán mỗi năm khoảng 50 con heo thịt và mang lại thu nhập lí tưởng cho một gia đình vùng nông thôn.
Kết Luận
Có thể thấy, tiềm năng của mô hình nuôi lợn rừng nói chung (cả giống Thái và giống nội) là rất to lớn. Nhiều nông dân đã trở thành tỉ phú ngay trên chính mảnh đất vốn trước kia không sinh lời với những vật nuôi truyền thống. Để có thêm kiến thức về giống lợn còn khá mới mẻ này, bà con có thể tham khảo thêm bài viết về mô hình và kỹ thuật nuôi lợn rừng thịt. Chúc bà con thành công!
Câu Hỏi Thường Gặp
Đặc điểm hình dáng của lợn rừng Thái Lan như thế nào?
Thân hình của lợn rừng Thái Lan thon, mỏng, chân cao, mặt hình tam giác nhọn. Mõm lợn rừng Thái Lan dài nổi bật và khỏe có thể sục sạo xuống nền đất. Mũi lợn rừng Thái rất nhạy bén và linh hoạt thích hợp đào bới, đây là bộ phận chính để tìm thức ăn. Mắt lợn rừng Thái thường lồi ra, ánh mắt trông rất dữ tợn. Tai lợn nhỏ, dựng đứng trên đầu và đặc biệt tai rất thính. Ở hai bên mặt vùng má lợn có vệt trắng dài chạy vắt qua sống mũi.
Đặc điểm sinh sản của lợn rừng Thái Lan như thế nào?
Tỷ lệ sinh sản của lợn rừng Thái Lan thuần chúng khá cao vào khoảng 2,5 lứa/năm mỗi lứa đẻ từ 5 – 10 con. Thời gian mang thai của lợn rừng Thái Lan cái khoảng 114 ngày cũng giống như với lợn nhà. Tổng thời gian đẻ của lợn khoảng 2 – 4 giờ, lợn đẻ tự nhiên và rất khéo không cần tới con người giúp đỡ.
Tập tính của lợn rừng Thái Lan như thế nào?
Theo bản năng, lợn rừng kiếm ăn vào ban đêm, sống trong rừng, bụi rậm, dưới các tán cây, chúng thích ngâm mình dưới nước để tránh nóng. Bà con dựa vào tập tính tự nhiên này để điều chỉnh kỹ thuật khi nuôi lợn rừng. Nên nuôi lợn thành từng bầy, khu vực nuôi nhốt lợn rừng phải đảm bảo râm mát, có bụi cây cỏ, có tán cây và có vũng nước mát.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS
551/110 Lê Văn Khương, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM
48 Đường 1B, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM
HOTLINE + ZALO + Whatsapp : 0587.122.122 - 08 77 99 00 55
Website: https://vifood.com.vn - Email: [email protected]