Kỹ thuật quản lý lợn rừng sinh sản

Muốn heo rừng sinh sản tốt thì ta phải chăm sóc chúng kỹ hơn trong thời kỳ sinh sản, việc chăm sóc kỹ hơn mà chúng tôi muốn nói ở đây là phải cho chúng ăn uống no đủ bằng việc bổ sung thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày cho chúng. Như chúng ta đã biết nếu heo cái sung mãn thì tử noãn mới phát triển điều hòa, mỗi kỳ động dục sẽ có nhiều trứng rụng dẫn đến lứa đẻ được nhiều con (từ 7-15 con trở lên). Ngược lại nếu heo cái ốm yếu thì kỳ động dục số tử noãn rụng xuống tử cung ít thì lứa đẻ đó sẽ đẻ ít con (có thể 2-5 con).

đàn lợn rừng sinh sản

Đàn lợn rừng sinh sản tại trang trại lợn rừng NTC

1.  Phát hiện lợn động dục

– Những lợn rừng cái hậu bị này đều được chọn lọc từ những dòng có khả năng sinh đẻ và nuôi con tốt. Trong đàn có những nái có tuổi động dục lần đầu từ rất sớm: 4, 5 tháng tuổi. Tuy nhiên thực tế ta nên bỏ qua 1-2 lần động dục đầu tiên, thường đợi đến lần động dục thứ 3 sẽ cho phối giống lần đầu nhằm tăng mức độ rụng trứng. Tuy nhiên việc lựa chọn nên phối giống ở lần động dục thứ 3 hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố ảnh hưởng khác như: giá cả thức ăn, nguồn nhân lực… (lợn rừng thương phẩm tiêu thụ tốt ở những tháng cuối năm và đầu năm)

– Phát hiện động dục:

+ Lợn rừng chỉ động dục trong 2-3 ngày, và thông thường là 3 ngày. Trong ngày đầu động dục, âm hộ lợn sưng đỏ, cửa âm hộ có dịch nhờn loãng, hay nhảy lên lưng lợn khác và có phản xạ giao phối như con đực, khi có lợn đực hoặc mùi lợn đực thì con cái mới kêu rên thành tiếng… Vì vậy cách phát hiện lợn nái động dục tốt nhất là đưa 1 con đực vào trong chuồng lợn nái. Lợn đực sẽ nhanh chóng tìm ra con nái nào có biểu hiện động dục.

+ Ngày tiếp theo, âm hộ lợn cái bớt sưng, chuyển từ màu đỏ hồng sang màu tím tái, dịch nhờn keo đặc hơn. Trạng thái đi đứng không yên, bồn chồn cao độ. Khi lợn nằm hoặc đứng, ấn mông là lợn sẽ đứng yên và vểnh đuôi sang 1 bên. Đây là thời điểm phối giống tốt nhất cho lợn nái.

+ Sau giai đoạn mê ì ở ngày thứ 2, tuy lợn rừng cái vẫn còn những biểu hiện động dục nhưng cường độ yếu hơn và có thể không cho lợn đực phối.

Lợn rừng mẹ động dục

Biểu hiện của lợn rừng cái khi động dục

>>> Tham khảo: Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng nái mang thai và nuôi con

2. Quản l‎ý phối giống

– Quản l‎ý phối giống: thời gian phát hiện động dục là 1 chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai. Nếu phối quá sớm hoặc quá muộn, tỉ lệ thụ thai và số con sinh ra trong ổ bị giảm sút nhanh chóng. Thông thường sẽ cho lợn đực phối giống trực tiếp vào ngày thứ 2 kể từ khi phát hiện động dục.

– Tỷ lệ đực/cái cũng là 1 chỉ tiêu rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và thời hạn sử dụng đực giống. Tỉ lệ lợn nái/lợn đực là 5: 1 đối với đực trưởng thành và 3: 1 đối với đực trẻ (dưới 1 năm tuổi).

– Phát hiện có chửa: những lợn cái đã phối giống được theo dõi nếu sau 18-25 ngày sau khi phối giống không có biểu hiện động dục trở lại thí có thể kết luận rằng lợn nái đó đã có chửa.

3. Quản l‎ý lợn đẻ

– Khi gần đẻ, lợn mẹ tách bầy, bới tìm chỗ và tự tạo lên ổ đẻ từ những nguyên liệu như rơm khô, cành cây, lá khô…Nên chọn và quây ổ đẻ ở những nơi khuất, yên tĩnh, ấm áp, cáo ráo và kín đáo là tốt nhất.

– Để cho lợn rừng tự đẻ, tuy nhiên người chăn nuôi cần có mặt khi lợn đẻ để hỗ trợ khi cần thiết. Trung bình thời gian sinh giữa 2 lợn con là 10-15 phút, trừ khi có những trục trặc xảy ra.

– Sau khi đẻ, lợn mẹ sẽ nuôi con trong nhà đẻ cho tới khi cai sữa, trung bình khoảng 2 tháng. Đàn con trước khi tách mẹ cần phải được đánh số tai và được ghi chép trong các phiếu ghi chép cá thể.

– Sau khi cai sữa lợn con được 4 – 5 ngày lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại nhưng thời điểm này ta không nên cho phối giống vì ta tiêm vacxin đồng thời giai đoạn này giúp cho lợn nái phục hồi thể trạng lần động dục sau sẽ mang thai tốt hơn.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc lợn rừng con

Hiện trang trại lợn rừng NTC đang triển khai mô hình hợp tác nuôi lợn rừng với các hộ dân trên cả nước với các chính sách hỗ trợ sau:

– Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi lợn rừng.

– Hỗ trợ tư vấn thiết kế chuồng trại.

– Hỗ trợ giống các cây thuốc nam để chữa bệnh cho lợn rừng.

– Hỗ trợ giống giun quế kèm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi giun quế làm thức ăn cho lợn rừng

– Hỗ trợ chi phí vận chuyển.

– Hỗ trợ rủi ro, bảo hành con giống.

– Hỗ trợ vay 50% vốn.

– Hỗ trợ thu mua đầu ra.

Phóng sự giới thiệu về mô hình chăn nuôi lợn rừng của NTC trên VTV1

chuồng lợn rừng

Phối cảnh tổng quan chuồng nuôi lợn rừng

Giải thưởng vinh danh trang trại lợn rừng NTC

Các danh hiệu giải thưởng vinh danh trang trại lợn rừng NTC

chứng nhận trang trại lợn rừng NTC đạt tiêu chuẩn Vietgap

Giấy chứng nhận quy trình nuôi lợn rừng tại trang trại NTC đạt tiêu chuẩn VietGAP

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU VIFOODS

551/110 Lê Văn Khương, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.HCM

48 Đường 1B, Phường Phú Mỹ, Quận 7, TP.HCM

HOTLINE + ZALO + Whatsapp :  0587.122.122 - 08 77 99 00 55

Website: https://vifood.com.vn - Email: [email protected]